Máy in mã vạch nhiệt Zebra tồn tại từ những năm đầu tiên mà mã vạch lên sàn thị trường. Với những công nghệ in mã vạch nhiệt tiên tiến, Zebra mang đến cảm giác của một máy in barcode chính hãng, mạnh mẽ và đầy công năng.
Bất kể nhiệm vụ, TSC có đúng máy in phù hợp. Bạn có thể lựa chọn từ workhorses công suất cao, thép-khung gầm với tốc độ lên đến 12 ips; máy in nhiệt nhỏ để in nhãn, thẻ và hóa đơn; máy in mã vạch xách tay để ghi nhãn hàng hoá và ghi nhãn hàng; và máy in định dạng rộng để ghi nhãn tuân thủ, tiếp thị nhãn hiệu và nhãn dán nhãn cảnh báo. Với rất nhiều sự lựa chọn, bạn có thể giải quyết bất kỳ công việc mã vạch
Datamax mang đến nhiều lựa chọn máy in mã vạch, máy in để bàn, máy in công nghiệp và máy in di động có thể kết nối với nhiều ứng dụng tiên tiến trong bất kể kích thước hay môi trường nào của doanh nghiệp.
Radiant Global cung cấp máy in mã vạch và in tem nhãn chính hãng
Máy in mã vạch là gì?
Máy in mã vạch (còn được biết đến là máy in tem nhãn, máy in decal, máy in nhãn mác, máy in barcode, vv…) là một thiết bị ngoại vi thông qua kết nối với máy tính để in dữ liệu hoặc thông tin lên tem nhãn hoặc giấy in, hay các bề mặt vật lý khác. Dữ liệu ở đây là có thể là kí tự, chữ, con số, mã vạch 1D hoặc 2D, ký hiệu hay logo đơn giản.
Tùy theo ngành nghề hay mục đích sử dụng thì máy còn những tên gọi khác như máy in đơn hàng TMDT (thương mại điện tử), máy in tem tính tiền, máy in tem xi bạc, máy in tem decal trà sữa, máy in mã vạch thùng hàng. Dĩ nhiên, để thiết bị có thể đáp ứng được các ngành trên thì cần có cấu tạo, vật liệu in, thông số khác nhau.
Cách thức hoạt động của máy
Máy in tem nhãn mã vạch dựa trên nguyên lý làm nóng các điểm đốt nóng trên đầu in (còn gọi là in nhiệt). Các điểm này khi tiếp xúc với bề mặt giấy in decal cảm nhiệt sẽ làm nóng chảy mực để tạo ra các thông tin trên giấy in tem mà người dùng mong muốn.
Chính nguyên lý điểm đốt nóng này còn chia thành 2 công nghệ in nhiệt phổ biến là in trực tiếp (direct thermal) và in truyền nhiệt (thermal transfer). Mỗi công nghệ sẽ đáp ứng nhu cầu làm việc và ngân sách khác nhau của người sử dụng.
Bản thân là một thiết bị in chuyên dụng, nên máy này có thể in trên nhiều chất liệu bề mặt khác nhau như decal giấy in thường, xi bạc, PVC, kể cả trên các chất liệu vải như satin, ruban. Loại chất liệu, cách con tem được bế, mực in và decal khác nhau sẽ được chọn cho các loại ngành nghề riêng biệt.
Với một máy in tem decal, thì bạn có thể sử dụng để sản xuất các loại tem khác nhau như tem phụ sản phẩm, tem nhãn thùng hàng, tem nhãn giá, decal trang sức, vv.
Máy in mã vạch khó có thể hoạt động nếu thiết bộ cảm biến (sensor). Nó giúp máy in nhận diện các điểm đen trên mẫu in, từ đó hình thành nên quy cách và canh gọn nội dung cần in vào từng con tem. Cảm biến sử dụng các tia hồng ngoại để hình thành tín hiệu, qua đó mà nhận diện được chất liệu cũng như kích thước giấy in. Nó căn bản là một bộ nhận tín hiệu qua việc nhận diện khe hở giữa 2 tem bằng đế lắc-xin (ở chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh đấu (chế độ “label with mark”). Bộ cảm biến này là tiền đề cho các chứng năng khác của máy in tem nhãn decal như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động, hoặc bóc nhãn tự động.
Các chức năng của máy in nhãn mác
Chức năng chính của một máy in tem mã vạch là hỗ trợ công tác in ấn thông tin lên bề mặt tem nhãn theo ý muốn của người dùng. Khi máy in xong, thì bạn chỉ cần bóc và dán tem lên đối tượng (có thể là mác thương hiệu, sản phẩm hay thùng hàng, vv.) một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng mà không tiêu hao nhiều thời gian hay công sức.
Khác với các máy in văn phòng bình thường, máy in mã vạch sử dụng decal in và mực in theo dạng cuộn. Với thiết kế đặc thù, thiết bị chuyên dụng này nâng cao tốc độ in ấn và sản xuất tem lên một tầm cao mới. Ngoài ra, cấu trúc cuộn cho phép bạn thay thế vật liệu in và mực in để tạo ra các decal với độ phân giải, độ bền cũng như kích thước mà bạn mong muốn.
Ngoài chức năng in mã vạch, thì các máy in còn được trang bị các tính năng thêm để hỗ trợ người dùng, bao gồm:
Lột nhãn tự động: Khi một con tem được in, máy sẽ tự lột một phần của nhãn ra khỏi đế. Cảm biến sẽ xác nhận đến khi người dùng bóc con tem đó hoàn toàn ra khỏi đế thì máy mới tiếp tục công tác in decal tiếp theo. Chế độ này rất có lợi trong các trường hợp bạn sai sót hoặc nhầm tem nhãn với sản phẩm bạn cần bán.
Cắt nhãn tự động (còn gọi là auto-cutter): Ở phía đầu ra của con tem được gắn một bộ dao sắc bén để đếm và cắt tem theo nhu cầu của người dùng. Chức năng này có thể cắt từng tem một hay cắt một bộ nhiều tem. Ngành may mặc và kho vận thường áp dụng chức năng này vì nó rất thuận tiện để cắt tem liên tục (continuous media). Họ không phải tốn nhân lực để cắt rời từng decal mà vẫn đảm bảo sự chính xác, đồng đều giữa các con tem. Thường máy in sẽ không được gắn kèm đầu cắt khi bạn mua chúng. Đây là thứ bạn phải yêu cầu nhà phân phối cung cấp khi bạn mua.
Dán nhãn tự động: Đây là chế độ máy sẽ bóc hoàn toàn con tem khi tem ra khỏi máy để dán lên bề mặt sản phẩm hay thùng hàng. Khi bạn cần in hàng loạt trên băng chuyền, đây là chức năng phù hợp. Khi chức năng này được sử dụng, công suất hoạt động sẽ được đẩy lên mức tối đa và hầu như không cần bạn phải giám sát. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là nếu có sự cố xảy ra sẽ dẫn đến công tác in bị lỗi hàng loạt. Bạn rất khó kiểm soát mức độ sai sót của nó.
Các loại máy in mã vạch thông dụng
Để phân loại máy in tem nhãn mã vạch cần nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy vậy, cách nhận biết phổ biến nhất vẫn là dựa trên hiệu suất và khả năng vận hành của máy như sau:
a. Máy in tem nhãn để bàn
Máy in tem để bàn thường có kích thước nhỏ gọn phù hợp với nhiều không gian bàn làm việc, quầy thanh toán, check out, kệ tủ. Máy có tốc độ in vào mức trung bình. Vì vậy mà chúng phù hợp cho các cửa hàng, shop bán lẻ, doanh nghiệp quy mô nhỏ đến vừa, đoàn hội tổ chức. Các máy này thường sử dụng cuộn decal chiều dày 50mm, dài 300m. Cường độ in một ngày của dòng máy này vào khoảng 6 – 8 cuộn decal tem.
Vì được sử dụng phổ biến trong hoạt động in ấn nhãn giá cho các cửa hàng, nên máy có thêm cái tên khác là máy in tem giá tiền. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn có thể in mã vạch định danh hàng hóa lên tem, nên cũng có nhiều người gọi dòng máy này là máy làm tem nhãn hay máy tạo mã vạch.
Một số thiết bị điển hình của dòng mày là TSC TE200, máy in mã vạch Godex G500, Xprinter XP 350B, các dòng TSC TTP hay Bixolon SLP để bàn.
b. Máy in tem nhãn công nghiệp
Bản thân dòng này còn có 3 dòng nhỏ được phân loại, cụ thể như sau:
Dòng in bán công nghiệp: các thiết bị này lớn hơn dòng máy để bàn một chút, tuy nhiên khả năng in ấn cũng như vận hành liên tục tốt hơn, đồng thời cũng bền hơn. Đây là dòng máy mà các doanh nghiệp có ngân sách hạt dẻ ưa chuộng.
Máy in công nghiệp tầm trung: dòng này có thân máy được làm bằng kim loại khá cứng cáp. Điều này đảm bảo việc in ấn và vận hành liên tục trong thời gian dài tốt hơn, số lượng tem nhãn in ra cũng lớn hơn. Độ bền của các máy này cam đoan cao hơn dòng bán công nghiệp. Những máy này liện tại là sự lựa chọn của đa số các cửa hàng và doanh nghiệp có quy mô lớn, hữu dụng tại các công tác kho bãi, xưởng sản xuất.
Nhánh công nghiệp nặng (còn gọi là dòng siêu công nghiệp): Các thiết bị thuộc ngách này có khung thân bằng thép. Khả năng tản nhiệt tốt kết hợp với khung thân giúp chúng có thể in mã vạch số lượng siêu lớn liên tục, thậm chí là 24/7. Các khu công nghiệp, doanh nghiệp thiên về sản xuất là nơi mà dòng máy in nhãn dán này phát huy được năng suất.
Nếu bạn đòi hỏi tính linh hoạt cao trong in ấn và sử dụng tem nhãn, thì các dòng máy in nhãn cầm tay sẽ là thiết bị phù hợp hơn. Người dùng có thể thoải mái mang theo bên người để di chuyển thường xuyên, đồng thời in tem nhãn dán ngay khi cần. Dòng này được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực điện, nước, viễn thông, hệ thống hạ tầng internet, vv.
Chính vì tối ưu cho di chuyển liên tục, nên đây là nhóm có kích thước nhỏ nhất trong các sản phẩm máy in mã vạch. Thiết kế của chúng gọn, lại rất nhẹ và thường đi kèm các phím chức năng. Những máy tốt hơn sẽ có cả bàn phím QWERTY và màn hình hiển thị trên thân máy. Tất cả đều nhằm phục vụ lệnh in, thiết kế tem nhãn. Điều tốt hơn mà máy có thể làm được những điều trên mà không cần phải kết nối với laptop, PC hay máy chủ.
Dòng cầm tay cũng được trang bị viên pin khi sạc đầy có thể giúp máy hoạt động trong một ngày làm việc. Việc kết nối dây nguồn bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.
Dĩ nhiên thiết kế nhỏ gọn cũng đi kèm điểm yếu nhất định. Độ rộng in và tốc của máy bị giới hạn. Chúng sẽ không in được những tem lớn như các máy in mã vạch công nghiệp, để bàn.
Với dòng máy in tem di động, thì các mẫu máy của các hãng như tsc, zebra hay brother được ưa chuộng. Điển hình như Zebra ZQ110, brother RJ3150.
Các thông số cần chú ý khi bán hoặc mua máy in mã vạch
Có những chỉ số kỹ thuật mà bạn cần lưu ý khi bạn có nhu cầu mua máy in tem nhãn, cụ thể như sau:
a. Độ phân giải in (print resolution)
Đây là số điểm đen (hay điểm nóng) mà máy in cho ra trên một độ dài nhất định. Đơn vị thường được dùng để đo lường là DPI (dots per inch) là điểm nóng trên mỗi inch. Chỉ số này càng cao thì máy in sẽ cho ra chất lượng in tốt hơn. Đa phần các chỉ số thường thấy trên các máy in là 203, 300, 400 và 600 dpi.
b. Tốc độ in nhãn
Khả năng này được đo bằng đơn vị IPS (inch per second). Đó là thông số thể hiện độ dài được in ra trên mỗi giây. Tốc độ in sẽ giảm dần theo các thiết bị như sau: máy in công nghiệp, máy in để bàn và máy in di động.
c. Cổng kết nối (interface)
Máy in thường có các cổng kết nối đa dạng như Parallel (LPT), RS232 (COM), LAN, Ethernet. Ngoài ra còn có các kết nối không dây như WAN (IEEE801.01), Wifi, Bluetooth. Tuy nhiên, cổng thông dụng nhất là USB.
d. Bộ nhớ
Thiết bị có 2 dạng bộ nhớ được lắp đặt – RAM (DRAM hay SRAM) và FLASH. RAM là bộ nhớ ngẫu nhiên dành chov iệc nhận lệnh in từ máy tính. Bộ nhớ FLASh dùng để lưu trữ các mẫu thiết kế tem, quy cách in, font chữ được sử dụng cũng như các hình ảnh dạng số (bitmap).
e. Công nghệ in ấn (printing technology)
Có 2 công nghệ in nhiệt thường thấy là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt:
In nhiệt trực tiếp: Sử dụng đầu in được đốt nóng sau đó trực tiếp tiếp xúc với decal cảm nhiệt (thermal paper). Sự tiếp xúc sẽ để lại chất mụi than trên phương tiện in. Các thức này sẽ tối đa hóa lượng ực in nhưng sẽ đầu in sẽ nhanh bị mòn do tiếp xúc nhiều với giấy in. Mặt khác, bản thân giấy cảm nhiệt sẽ dễ bị trầy xước. Chỉ cần va chạm nhẹ với vật sắc, tem sẽ xuất hiện các đường rạch đen cho thấy sự hư hại
In truyền nhiệt: Đầu in sẽ đốt nóng các mực in cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hay nhựa (resin) để chúng tan chảy và dính lên bề mặt decal. Kiểu in này điều hòa nhiệt độ đầu in máy tạo mã vạch một cách hiệu quả, đồng thời tránh ma sát với tem nhãn, qua đó bảo toàn tuổi thọ đầu in. Ngoài ra, thành quả tem nhãn mã vạch có chất lượng tốt hơn, bền bỉ và ít hư hỏng hơn so với in trực tiếp.
Cách thức chọn mua máy in tem nhãn mã vạch chính hãng
Việc mua máy in mã vạch chính hãng không những có thể giúp doanh nghiệp bạn có được thành quả in như mong đơi, mà còn đảo bảo được về độ bền của máy, thay thế linh kiện sau quá trình sử dụng liên tục trong thời gian dài. Vì vậy việc chọn một máy in decal phù hợp là cần thiết. Có những câu hỏi mà người dùng cần đặt ra khi chọn mua máy in tem chính hãng:
Loại tem nhãn mà bạn muốn sử dụng là gì? Loại và lượng thông tin cần thể hiện trên nhãn là bao nhiêu? Cỡ chữ cần in là lớn hay nhỏ?
Bạn sử dụng thiết bị trong môi trường ra sao? (thoáng mát, ẩm ướt, trong kho bãi, ngoài trời, trong kho lạnh, văn phòng, cửa hàng, nhà thuốc, vv.)
Mỗi ngày bạn tiêu thụ hoặc in ấn bao nhiêu tem nhãn?
Các thương hiệu nào là đáng tin cậy để mua? Những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện tại bao gồm: TSC, Honeywell, Zebra, Ring, Datamax, Toshiba, Brother, Godex,…
Ở đâu bán những thiết bị chính hãng? Bạn nên mua ở những nhà cung cấp sản phẩm chính hãng. Bạn có thể phải chờ để có hàng nhập về. Những nhà phân phối uy tín đều đáp ứng được những thông tin bạn yêu cầu như có chứng nhận của hãng, cung cấp được CQ, CO của sản phẩm và rõ ràng trong chính sách bảo hành, vận chuyển cũng như hỗ trợ khách hàng.
Cách cài đặt máy in mã vạch
Với một máy in tem thông thường, từ di động đến công nghiệp, đều có những bước cài đặt như sau:
Đặt cuộn nhãn vào máy in để nhãn hướng lên trên.
Kết nối máy in với đúng cổng
Đối với kiểu USB, hãy kết nối cáp USB với một cổng ở phía sau máy tính.
Đối với kiểu Ethernet, hãy kết nối với một cổng trên bộ định tuyến hoặc bộ chuyển mạch của bạn.
Kết nối máy in với nguồn điện.
Bật máy in.
Đi tới mục Device & Printers trên máy tính của bạn.
Nếu máy in của bạn có sẵn trong mục đóin, thì bạn đã sẵn sàng để in mã vạch rồi.
Tham khảo thêm video cách cài đặt:
Giá máy in mã vạch khoảng bao nhiêu?
Giá máy in mã vạch phụ thuộc rất nhiều vào tính năng, thương hiệu cũng như khả năng vận hành chuyên biệt của thiết bị. Nhìn chung mức giá dao động như sau:
Datamax: Từ 8 triệu đến 80 triệu tùy dòng máy.
Ring: dòng để bàn từ 12 đến 24 triệu, loại công nghiệp từ 25 đến 85 triệu.
Zebra: đẻ bàn 4.5 – 12 triệu, công nghiệp từ 22 – 90 triệu.
Toshiba: từ 25 – 80 triệu (do chỉ có dòng công nghiệp)
Brother: máy in tem nhãn cầm tay di động thuộc dòng giá rẻ, khảong 1,3 – 6 triệu.
Honeywell: dòng để bàn 5 – 12 triệu, công nghiệp 15 – 85 triệu.
Godex: 10 – 80 triệu
Các vấn đề khác bạn cần lưu ý về máy in barcode
a. Có nên sử dụng máy in giấy a4 văn phòng thay thế cho máy in mã vạch hay không?
Đây là thắc mắc thường thấy làm các cửa hàng, doanh nghiệp hay người dùng cá nhân đắn đo không biết có nên trang bị máy in barcode hay không. Câu trả lời là “Dùng được nhưng không nên”.
Các máy in văn phòng chủ yếu được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu in trên giấy a3, a4 hay a5. Các loại giấy này mỏng, không có keo như decal tem nhãn, và có thể in được 2 mặt. Và mực in sử dụng trong máy văn phòng là dạng nước hoặc bột.
Với chất liệu in như thế, các tem in ra từ máy in văn phòng sẽ có chất lượng kém. Chúng dễ bị lem, xé, thấm nước hay bay màu bởi các yếu tố ngoại vi. Tem cũng không được bế sẵn theo kích thước bạn mong muốn, dẫn đến việc tổn hao thời gian và công sức cắt tem, sự chính xác cũng không được bảo đảm. Ngoài ra, do không có keo mà bạn sẽ phải áp dụng keo hay băng dính cho giấy in để dán nó lên bề mặt hàng hóa và sản phẩm được chỉ định.
Chưa kể đến là tốc độ in của dòng máy in văn phòng còn rất chậm. Nó căn bản không thể đáp ứng tác vụ in tem nhãn tại doanh nghiệp, cửa hàng. Nếu người dùng cố sử dụng giấy decal lên máy in văn phòng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đầu in. Keo từ phần đế decal chảy ra sẽ làm cho máy nhanh hư hỏng, xuống cấp hơn.
Nên để tránh được tất cả những hệ quả trên, đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân công, thì bạn nên cài đặt máy in mã vạch, máy in nhãn label chuyên dụng cho các thao tác in ấn. Có chúng, thì hiệu quả sản xuất và sử dụng tem nhãn tại cửa hàng, doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn.
Máy in tem mã vạch sẽ hỗ trợ bạn có được các tem nhãn đúng kích thước, cchát lượng in sắc nét và chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần bóc nhãn ra và dán mà thôi. Rất đơn giản mà hiệu quả!
b Máy tạo mã vạch decal và máy in bill có gì khác nhau?
Điểm khác biệt rõ ràng nhất của hai loại máy này chính là vị trí xuất giấy in. Máy in barcode xuất ra ở mặt trước thiết bị, trong khi hóa đơn thì xuất ở mặt trên (để tiện cho việc xé và check out).
Máy in mã vạch thông dụng thường là in nhiệt, trong khi máy in hóa đơn có cả in kim và in nhiệt.
Với nhu cầu in hàng loạt, thì máy in tem nhãn có dòng công nghiệp. Tuy nhiên, máy in bill thì không.
Mua máy in mã vạch ở đâu?
Radiant Global ADC Việt Nam tự hào là nhà phân phối chính hãng của nhiều thiết bị mã vạch. Riêng máy in mã vạch thì chúng tôi là đối tác của nhiều hãng nổi tiếng thế giới như Ring (Autonics), Datamax, Toshiba, Zebra, TSC, Casio,… Chúng tôi luôn cố gắng mang đến sự an tâm về chất lượng sản phẩm cũng như chế độ hậu mãi, vận chuyển, bảo hành cho cá nhân cũng như doanh nghiệp bất kể quy mô.
Ngoài việc cung cấp máy in tem nhãn mã vạch tốt, chúng tôi còn hỗ trợ lắp đặt, tích hợp cũng như vận hành phần mềm in ấn cho quý khách. Hỗ trợ kỹ thuật và bảo dưỡng cũng đi kèm đến hết vòng đời của máy.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chọn mua cũng như sử dụng. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn đến những kết quả cao hơn.